D. Lee (2023) là nỗ lực đầu tiên nhằm mở rộng hiểu biết về mô hình cơ chế kiệt sức của người làm tham vấn với cách tiếp cận 5 chiều kích của kiệt sức từ S. M. Lee và cộng sự (2007). Nghiên cứu đã xác thực mô hình quy trình kiệt sức của người tham vấn và họ có thể sử dụng mô hình này phát hiện các dấu hiệu ban đầu của kiệt sức, từ đó xây dựng các chiến lược như kế hoạch tự chăm sóc hoặc tìm kiếm sự trợ giúp, ngăn chặn tiến triển đến các giai đoạn sau của kiệt sức.

Mô hình quá trình kiệt sức của người làm tham vấn.

Môi trường làm việc tiêu cực (Negative Work Environment-NW), một yếu tố bên ngoài mà những người làm tham vấn thường không thể kiểm soát, có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của họ không chỉ trong công việc mà còn trong đời sống cá nhân. Điều này phù hợp với những phát hiện trước đây chỉ ra người làm tham vấn tiếp xúc với môi trường làm việc bất lợi trong một thời gian dài có xu hướng có ranh giới kém giữa công việc và cuộc sống và do đó không duy trì được hạnh phúc trong đời sống cá nhân (Leiter & Durup, 1996; Puig và cộng sự, 2012).

Trong mô hình này, kiệt sức (Exhaustion-EX)được dự đoán bởi môi trường làm việc tiêu cực và có thể thông qua sự suy thoái trong cuộc sống cá nhân (Deterioration in Personal Life-DP). Khi kiệt sức về mặt cảm xúc và thể chất, người làm tham vấn có thể cảm thấy giảm sút về cảm nhận năng lực bản thân và cảm nhận về vị thế chuyên nghiệp của mình (Incompetence-IC).

Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất thực tế của họ. Cảm giác bất lực trong họ dẫn đến độ xem thường khách hàng (Devaluing Client-DC), đó là lúc họ không thể kết nối về mặt cảm xúc với khách hàng, mất hứng thú trong mối quan hệ chuyên nghiệp và bỏ qua một bên lợi ích của khách hàng.

Nguyễn Như Quỳnh biên dịch

***Bài đã đăng trên Bản tin Nghề Tham vấn Tâm lý số 04. Mời bạn đọc thêm.