Quy định về đạo đức nghề nghiệp của Hiệp hội Tham vấn tâm lý Hoa Kỳ (ACA) năm 2014 có đề nghị chuyên viên tham vấn phải chăm sóc sức khỏe của mình bằng cách thực hành tự chăm sóc. Theo đó, họ phải tự rà soát, giám sát bản thân để tránh kiệt sức trong nghề nghiệp. Kiệt sức nói chung và kiệt sức ở người làm tham vấn nói riêng là nhóm chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong số đó, không thể không nhắc đến công trình S. M. Lee và các cộng sự công bố năm 2007 (tham khảo).

Họ đã mở rộng mô hình 3 chiều kích về kiệt sức (được Maslach và các cộng sự giới thiệu năm 1997), bổ sung 2 chiều kích: môi trường làm việc tiêu cực và suy thoái trong cuộc sống cá nhân. Mô hình mới của nhóm tác giả S. M. Lee và cộng sự nhắc đến 5 chiều kích gây ra kiệt sức ở một người làm tham vấn. Những chiều kích ấy là: môi trường làm việc tiêu cực, suy thoái trong cuộc sống cá nhân, kiệt quệ, không có năng lực, đánh giá thấp/coi thường khách hàng.
Thông qua các chiều kích này, nhóm tác giả đưa ra bảng đánh giá kiệt sức của người làm tham vấn (CBI).
* Tham khảo
Development and Initial Psychometrics of the Counselor Burnout Inventory. Truy cập: https://txicfw.socialwork.utexas.edu/wp-content/uploads/2019/07/Lee-et-al-2007.pdf
***Bài đã đăng trên Bản tin Nghề Tham vấn Tâm lý số 04. Mời bạn đọc thêm.